Kiến thức
Nghiến Răng Khi Ngủ - Làm Sao Để Điều Trị ?
Nghiến răng khi ngủ là một trong những biểu hiện khi cơ thể bị rối loạn vận động trong giấc ngủ.Tìm hiểu về hiện tượng nghiến răng khi ngủ
Có rất nhiều người mắc phải chứng nghiến răng khi ngủ, hiện tượng này không chỉ gây phiền phức, khó chịu cho người ngủ cùng mà còn khiến cho răng và hàm của người bệnh có thể bị tổn thương.
Nghiến răng là tình trạng cắn chặt răng khi ngủ, liên quan đến sự rối loạn vận động trong giấc ngủ. Nói một cách cụ thể hơn, người bị nghiến răng khi ngủ hai hàm răng sẽ bị ghì và siết lại, nghiến chặt lấy nhau để tạo nên áp lực lên răng, khi lực nghiến mạnh có thể tạo ra âm thanh ken két nghe rất khó chịu. Người bị nghiến răng khi ngủ còn có thể mắc thêm những hiện tượng khác như ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ.
Để nhận biết chứng nghiến răng khi ngủ thì có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau:
- Xiết răng, cắn chặt răng khi ngủ, đồng thời phát ra âm thanh ken két khiến người bên cạnh thức giấc;
- Bị tổn thương trong má do nhai;
- Giấc ngủ bị gián đoạn;
- Có cảm giác đau tai;
- Đau đầu ê ẩm;
- Răng bị sứt mẻ, mòn nứt hoặc lung lay;
- Mất men răng và để lộ các lớp răng bên trong;
- Răng đau và nhạy cảm hơn với đồ ăn;
- Cơ hàm kém linh hoạt, mỏi hàm, hàm bị chặt khó khăn khi mở ra đóng lại;
- Đau hoặc đau nhức hàm, cổ hoặc mặt
Nghiến răng khi ngủ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Đa số các trường hợp bị nghiến răng khi ngủ đều không gây hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài thì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh và người ngủ cùng và một số biến chứng khó lường. Chính vì thế việc tìm hiểu về các phương pháp chữa nghiến răng khi ngủ là rất cần thiết.
Một số ảnh hưởng của chứng nghiến răng khi ngủ có thể xảy ra bạo gồm:
- Đau nhức đầu;
- Biến dạng khuôn mặt;
- Tổn thương răng, hàm, mặt;
- Đau mặt hoặc đau hàm nặng;
- Gãy răng, mòn răng, rụng răng;
- Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm.
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng khi ngủ
Chứng cắn chặt răng khi ngủ có thể tạo nên bởi sự kết hợp của các yếu tố tâm lý, vật lý và di truyền. Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể gây ra bởi một số nguyên nhân như:
- Quá tập trung vào việc gì đó;
- Bị nhai kích động khi ngủ;
- Tâm trạng căng thẳng, lo lắng, thất vọng, tức giận;
- Do tuổi tác: Trẻ nhỏ thường dễ mắc hiện tượng nghiến răng khi ngủ hơn;
- Do tính cách: Những người có tính cách cạnh tranh, mạnh mẽ, dễ kích động thường dễ mắc phải chứng nghiến răng cao hơn;
- Do sử dụng các chất kích thích và thuốc;
- Nghiến răng có liên quan đến một số hội chứng như rối loạn tâm thần, mất trí nhớ, động kinh, trào ngược dạ dày thực quản, khủng hoảng ban đêm...

4. Điều trị nghiến răng khi ngủ bằng cách nào?
Để chữa nghiến răng khi ngủ thì bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây ra tình trạng này và xác định xem bệnh nhân đang ở mức độ nào, do vậy cần phải kiểm tra:
- Mức đau nhức ở các cơ hàm ở người bệnh;
- Người bệnh có bị mất răng hoặc vỡ răng hay không;
- Kiểm tra tổn thương xương bên dưới và bên trong má của người bệnh;
- Kiểm tra các rối loạn có thể gây ra chứng đau hàm hoặc đau tai và các vấn đề về răng hoặc tình trạng sức khỏe khác.
Trong quá trình chữa nghiến răng khi ngủ, nếu nguyên nhân gây có liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ thì bác sĩ có thể khuyên người bệnh gặp các chuyên gia về giấc ngủ để xác định xem có bị chứng ngưng thở khi ngủ hay không và tình trạng nghiến răng khi ngủ ở mức độ nào. Nếu nguyên nhân là do tâm lý thì có thể người bệnh sẽ gặp bác sĩ tâm lý để điều trị tâm lý trước.
Khi chữa nghiến răng khi ngủ, bác sĩ sẽ đề xuất các biện pháp giúp cải thiện và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho người bệnh, giúp ngăn ngừa hoặc điều chỉnh tình trạng mài mòn răng do chứng nghiến răng khi ngủ gây ra, đồng thời cho bệnh nhân sử dụng thuốc. Một số các loại thuốc thường dùng trong chữa nghiến răng khi ngủ bao gồm: thuốc giãn cơ, tiêm Botox (dùng trong trường hợp người mắc chứng nghiến răng khi ngủ nghiêm trọng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác), thuốc giúp kiểm soát lo lắng, stress hoặc chống trầm cảm...
Ngoài ra, một số can thiệp nha khoa có thể được sử dụng khi chữa nghiến răng cho người bệnh bao gồm:
- Dụng cụ bảo vệ hàm: Người bệnh sẽ được sử dụng máng chống nghiến răng khi ngủ để bảo vệ hàm răng của mình. Dụng cụ này có thể được làm bằng vật liệu mềm hoặc acrylic cứng và được thiết kế để giữ răng tách nhau ra và tránh những tổn thương cho răng;
- Chỉnh nha: Nếu việc đeo máng chống nghiến răng khi ngủ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu thì có thể sử dụng biện pháp chỉnh nha để sửa chữa những hư hỏng trên răng.
5. Một số biện pháp hạn chế nghiến răng khi ngủ
Song song với việc áp dụng các biện pháp chữa nghiến răng khi ngủ thì người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hạn chế nghiến răng bằng cách:
- Kiểm soát tâm trạng: Hạn chế để cơ thể rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng, lo âu, stress quá mức, thay vào đó, hãy học cách giúp bản thân thư giãn và được nghỉ ngơi;
- Thay đổi thói quen, hành vi: Ngay khi phát hiện bản thân bị nghiến răng khi ngủ thì hãy cố gắng thay đổi hành vi của mình bằng cách thực hiện tư thế miệng và hàm phù hợp. Có thể tham khảo thêm ý kiến của nha sĩ trong trường hợp này.
- Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt: Hãy hạn chế tối đa sử dụng thức uống có chứa cafein và cồn, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng;
- Hạn chế thói quen nhai những thứ không phải là thức ăn như bút chì, kẹo cao su, kẹo bạc hà....
- Hãy bổ sung thực phẩm có chứa canxi và magie trong chế độ ăn hàng ngày;
- Thư giãn trước khi đi ngủ để dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngon hơn.
Nếu tình trạng nghiến răng khi ngủ gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống mà không thể cải thiện tình hình bằng các biện pháp can thiệp tại nhà, bạn có thể đến Nha Khoa Đại Thành - 110 Đặng Văn Bi, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức, TP.HCM để được thăm khám bằng những trang thiết bị hiện đại, dưới sự thực hiện và tư vấn của đội ngũ bác sĩ nha khoa tận tâm và uy tín.
NHA KHOA ĐẠI THÀNH
"Lan tỏa nụ cười - Kết nối trái tim"
Địa chỉ: 110 Đặng Văn Bi, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 028.3722.4539
Facebook: @nhakhoadaithanh2
Các tin khác

CẢNH BÁO: 4 BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM KHI RĂNG KHÔN “NỔI DẬY”
Răng khôn mọc lệch không chỉ gây đau đớn, vướng víu, khó nhai, sưng to, thậm chí sốt mà còn có thể gây những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
TẠI SAO PHẢI NHỔ RĂNG KHÔN TRƯỚC KHI MANG THAI
CÙNG NHA KHOA ĐẠI THÀNH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG VÀ LOAI BỎ CHIẾC RĂNG KHÔN TRƯỚC KHI MANG THAI LÀ ĐIỀU CẦN THIÊT.
Tẩy trắng răng có an toàn? Có hại không?
Tẩy trắng răng hoàn toàn an toàn. Nồng độ cho phép của chất làm trắng răng đã được sử dụng an toàn hơn 100 năm qua.
Hôi miệng và mẹo nhận biết
Hôi miệng là chứng bệnh khiến bệnh nhân cảm thấy bối rối, ngại ngùng, thiếu tự tin. Không chỉ vậy, hôi miệng còn là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, làm sao biết đươc mình đang rơi vào tình trạng hôi..
7 sự thật ít biết về "dịch vụ thẩm mỹ răng sứ"
Xu hướng thẩm mỹ răng sứ thời gian gần đây đang được nhiều người quan tâm. Do đây là một quyết định quan trọng, liên quan đến sức khoẻ, vẻ đẹp, tài chính nên ngoài tư vấn của bác sĩ, những thông tin dưới đây không kém phần..
Cấy ghép implant All on four – Giải pháp mới cho mất răng toàn hàm
Nếu như trước đây người mất răng toàn hàm chỉ có thể chọn đeo hàm tháo lắp hoặc là phải cấy ghép 6 – 8 trụ implant để cố định toàn hàm thì hiện nay ngành nha đã có giải pháp mới cho những người mất răng toàn hàm. Đó là công..
7 cách đánh bay cao răng tại nhà, rạng rỡ đón Tết với nụ cười xinh
Cao răng chính là nguyên nhân khiến cho răng bạn mất đi độ trắng sáng tự nhiên. Điều này khiến nhiều người mất tự tin do hàm răng trở nên ố vàng và hơi thở có mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên bạn không cần phải lo lắng nữa. Bài viết..
Bọc răng sứ có bền không?
Bọc răng sứ là kỹ thuật nhằm khôi phục một cách thẩm mỹ hàm răng cho bạn. Giờ đây, với sự phát triển của công nghệ nha khoa đương đại, người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn để có được một hàm răng đẹp. Thế nhưng nhiều..
Răng sâu có bọc sứ được không?
Bệnh lý sâu răng là một căn bệnh răng miệng rất phổ biến hiện nay, chúng không trừ lứa tuổi nào hay người nào. Khi có hiện tượng răng sâu người ta hay tìm đến phương pháp khắc phục, đặc biệt là phương pháp bọc răng sứ. Vậy..